Gió đã lặng. Những áng mây nặng nề giăng mắc bầu trời.
Sương mù dày đặc. Có lẽ đang buổi chiều hoặc hoàng hôn, cũng giống như
những buổi chiều đông, và lớp tuyết dưới chân anh ta vỡ vụn. Anh đang đi
trên con đường mòn dẫn lên núi. Thật khó thấy những gì ở quá tầm mười
bước chân.
Những con đường này chẳng có gì nguy hiểm. Tâm hồn anh nặng trĩu, anh đi và thầm nghĩ. Núi non trông rõ hơn, bầu trời xanh xanh như vừa mới được lọc xong. “Thời tiết sao mà tồi tệ thế, còn tâm hồn ta sao quá nặng nề thế!” và anh tiếp tục leo cao hơn. Anh ta 33 tuổi, bàn tay trái thiếu mất hai ngón và tên anh là Karl Klotz.:angry:
Qua một khúc ngoặt, anh bỗng nghe thấy một tiếng kêu rên, nghe rờn rợn như tiếng của một con ó hay một con kên kên đang hấp hối ở gần đâu đây.:choler: Anh kinh hãi đứng lại và nghe ngóng. Xung quanh im vắng như cõi tha ma, một sự tĩnh mịch nặng nề bao trùm không gian. Đột nhiên, tiếng rên rỉ ma quái ấy lại vang lên, rất gần, hình như trước mặt anh ta vậy.
Anh lao về phía trước chừng vài mét bọc quanh một chỗ ngoặt của con dốc dựng đứng để qua bên trái. Sương mù làm cảnh vật sáng lờ mờ. Anh ta nghe tiếng rên, ngay phía trước mặt. Một người đang ở dưới chân anh hai mét, bị mắc vào lùm cây, hai tay hắn bấu chặt vào nhánh cây cho khỏi bị rớt xuống vực sâu thăm thẳm phía dưới. Khuôn mặt hắn bị khuất, anh chỉ trông thấy cái gáy của hắn mà thôi. Sương mù che kín cái miệng vực đen ngòm và khủng khiếp bên dưới. Hắn lại ngoác miệng rên rỉ, những tiếng rên rợn người.
Klotz cúi mình xuống miệng vực. Một người đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Phải cứu hắn thôi! Mỗi người phải có bổn phận cứu giúp người khác. Klotz cúi mình xuống miệng vực, bối rối và thất vọng vì không biết phải làm thế nào cứu được người bị ngã ấy khỏi rơi vào cái khoảng không khủng khiếp bên dưới. Anh hét vọng xuống: “Ông ơi, ông! Làm thế nào bây giờ?”.
Hắn im lặng ngước mặt lên nhìn Klotz. Họ nhìn nhau chằm chằm. Một tia chớp dường như lóe lên trong đầu Klotz, anh chợt nhớ đến một kẻ tội lỗi. Anh gào to: “Anh tên gì?”.
Gã bên dưới nghĩ, chắc cái gã ở trên miệng vực điên rồi. Tên mình là gì thì có quan hệ quái gì trong lúc này. Tên hắn là Panter, nhưng biết tên để làm quái gì? Hắn gào to vọng lên trên, giọng nói vang lên như giọng của thần linh đang nổi giận: “Anh ơi! Cứu tôi! Kéo tôi lên bên trên đi! Lấy một cành cây hay cái thắt lưng của anh thòng xuống cho tôi nắm! Cứu tôi với!”.
Klotz gào lên: “Anh tên gì? Trước tiên tôi phải biết tên anh là gì đã”.
Gã bên dưới thầm nghĩ: “Quả là một thằng điên, một con quỷ.” Gã hét lên: “Panter, tên tôi là Theodor Panter! Cứu tôi với! Tôi giàu mà. Tôi có tiền, người ta phải cứu tôi. Tôi là người thượng lưu!”.
Klotz cười phá lên và hét vọng xuống: “Đúng vậy! Mày là kẻ thượng lưu, còn tao là kẻ hạ lưu. Mày không còn nhớ gì sao? Chắc mày không biết tên tao đâu. Nhưng tao biết tên mày. Mày giàu lắm, người ta luôn biết tên những người giàu có. Chắc mày còn nhớ cách đây ba năm, khi chuyến tàu bị đắm ở biển Atlantic, mày đi tàu và ở cabin hạng nhất, còn tao thì cabin hạng ba. Khi con tàu chìm dần, hành khách nhốn nháo gào thét, gió cũng gào thét, biển xanh và trắng trong dông bão. Thuyền trưởng ra lệnh, trước tiên là đàn bà và trẻ con xuống xuồng cấp cứu. Sau đó là hành khách ở cabin hạng nhất, rồi hành khách ở cabin hạng nhì. Thế rồi các xuồng cấp cứu đều chật ních! Còn bọn đi vé hạng ba như chúng tao thì sao?
Đành phải mang phao và bơi giữa biển. Tao cũng lãnh một cái phao. Tao nhảy xuống biển và bơi, suýt bị chìm, tao bấu lấy mạn xuồng cấp cứu của chúng mày. Xuồng đã chật ních người, giữa biển cả mênh mông, giữa thần chết của biển. Chính mày hét lên: “Ê, lại một thằng nữa!”. Tao bấu bàn tay trái vào mạn xuồng, mồm nuốt đầy nước biển. Một thủy thủ bảo: “Để cho hắn leo lên đi”. Còn mày thì gào lên: “Xuồng đã đầy rồi”. Đồng thời mày lấy toàn bộ sức lực phang mái chèo vào bàn tay trái của tao. Thế là tao buông tay, đau đớn và tuyệt vọng, coi như đã đi đứt trăm phần trăm. Nhưng một chiếc tàu cứu hộ chạy đến, và tao sống, sống ngoài ý muốn của mày.”
Panter van vỉ: “Ông ơi, cứu tôi! Tôi mất hết sức lực rồi, cứu tôi với!”.
Bấy giờ Klotz thòng hai chân xuống vực, tay bấu víu lấy gốc cây bên miệng vực. Anh ta đạp gót giày đinh lên bàn tay của cái gã Panter bên dưới, đôi bàn tay gã đang níu kéo cành cây như níu kéo sự sống. Cành cây gãy, rơi vào khoảng không hun hút bên dưới, kèm với tiếng kêu thét kinh hoàng chấn động cả vùng núi tĩnh mịch. Và Karl Klotz bừng tỉnh dậy.
Klotz đang nằm trên trường kỷ trong căn phòng tươm tất của hắn tại Berlin. Chẳng phải đồi núi gì sất. Căn phòng hắn nhạt nhòa trong ánh hoàng hôn của chiều đông lạnh. Karl Klotz bừng tỉnh dậy mà tim vẫn còn đập thình thịch. Anh bước đến gần cửa sổ, miễn cưỡng nhìn lên bàn tay trái: hai ngón tay bị mất.
Anh ta nghĩ: Mình là thằng vất đi rồi. Không thể nào mà quên được chuyện này. Thật kinh khủng, sao cái gã trong giấc mơ lại ác độc đến vậy! Còn cái gã đi vé hạng nhất ấy – cái lão Theodor Panter – đâu phải là thằng ma cà bông mà là chủ nhà băng hoặc nhà sản xuất. Giá mà hắn đừng có đập nát tay mình, nhưng mà hắn đã cố ý đập. Thật là quá đáng. Báo thù chăng? Liệu báo thù có làm mình tiêu tan những đau đớn phải gánh chịu trong thời gian qua? Tuy nhiên, nay mai mà mình thấy hắn ở đâu, trên đường phố hay trong nhà băng, quán cà phê, xe lửa, hay văn phòng chẳng hạn, mình sẽ không giết hắn đâu. Mình chỉ tóm áo hắn, phun nước bọt vào mặt hắn, rồi nện một lượt hai tay vào mặt hắn để hắn phải mang vết bầm dập trong ba ngày.
Karl Klotz, 33 tuổi, hai ngón tay trái bị cụt, hiện là một nhân viên kế toán thất nghiệp. Anh ta vào một quán cà phê. Ngồi trầm ngâm hai tiếng đồng hồ bên tách cà phê, nghe tiếng nhạc thánh thót mà lòng sao vẫn nặng nề.
Anh biết rằng anh không còn tiền nữa, không còn quan hệ với ai, không còn cơ hội tìm một chỗ làm mới. Cuộc đời anh thực ảm đạm không lối thoát. Anh đứng dậy và rời khỏi quán cà phê, bỗng có tiếng gọi sau lưng. Đấy là Meier, một bạn học cũ. Hầu như trong danh sách học sinh của bất kỳ lớp nào cũng có tên Meier, viết na ná nhau như Maier, Mayer hoặc Meyer. Anh ta là người trầm lặng, không có gì nổi bật, sau này ra đời làm nghề thu thuế hay kế toán thương mại gì đó.
Meier là kế toán trưởng của một công ty kỹ nghệ. Được biết Klotz đang thất nghiệp, anh bảo Klotz ngày kia hãy đến gặp ông giám đốc. Công ty của anh đang cần tìm thêm một nhân viên kế toán có kinh nghiệm và năng nổ. Còn ngày mai thì đem đơn xin việc và giấy tờ đính kèm đến văn phòng của Meier. Anh ta sẽ nói giúp, chả là anh có quan hệ tốt với giám đốc mà.
Klotz vâng lời. Hôm sau anh cạo râu, hớt tóc cẩn thận, ăn mặc tươm tất đến công ty. Meier đón tiếp niềm nở, và ghé tai nói nhỏ, sự việc hệ trọng đấy, ráng mà tạo ấn tượng tốt khi lần đầu gặp giám đốc Panter. Đồng thời Meier bảo cô thư ký vào gặp giám đốc và báo rằng có ông Klotz đến.
Klotz nhợt nhạt, lắp bắp hỏi: “Có phải giám đốc tên là Theodor Panter?” Meier khẽ nói: “Tất nhiên rồi. Ráng mà tranh thủ cơ hội nghe. Công việc có mòi tốt đấy”.
Nhưng rồi người ta cũng dẫn Klotz vào phòng của giám đốc. Một ông đang ngồi bên bàn giấy và lúi húi đọc. Ông ta ngước lên nhìn. Quả đúng là Theodor Panter rồi. Đích thị là hắn. Panter đang là giám đốc công ty cổ phần hữu hạn này! Hắn nói: “Mời ông ngồi, à không, ngồi đằng kia ạ. Ông đã làm việc trong một ngân hàng lớn nào chưa? Công việc ở đó là gì?”.
Klotz trả lời lí nhí, không phải trả lời cho câu hỏi của giám đốc, cũng không trả lời cho riêng mình. Anh ta ngồi đó, trên chiếc ghế bọc da trong căn phòng lịch sự của công ty đồ sộ này, và suy nghĩ lung tung trong đầu. Cái tên sát nhân. Nó đang ngồi trước mặt mình. Mình phải nói năng với nó thế nào đây. Mình phải lắng nghe nó nói, hẳn rồi, thưa ông giám đốc, ông nghĩ sao ạ, vâng hoàn toàn đúng theo ý ông thôi ạ… Chẳng có thằng nào rơi xuống vực trong sương mù cả. Mà nó ngồi đấy, béo tốt, tròn quay, thỏa mãn, một kẻ thành công! Hắn ngồi đó, giàu có và sung sướng như ông vua vậy. Còn mình ngồi trước mặt lão, nghèo đói và thất nghiệp. Một tên sát nhân ngồi trước mặt mình, hay chỉ đơn thuần là giám đốc mà thôi?:zoo_fox_2
Mình phải đứng dậy, Klotz thầm nghĩ, và nhổ nước bọt vào mặt hắn. Mình phải thộp cổ áo hắn, nhưng không giết hắn, mà nện cả hai tay vào mặt hắn để hắn mang dấu vết cú nện này suốt ba ngày.
Klotz ngồi đấy và lắp bắp: “Hẳn rồi, thưa ông giám đốc! Ông cứ ra lệnh đi ạ! Vâng, lẽ đương nhiên là thế, thưa ông, hoàn toàn tùy theo ý kiến của ông thôi ạ!”. Klotz ngồi đấy, con tim đã chết.
Lão giám đốc nói với Klotz lần thứ hai, giọng lão khô khan: “Thôi, được rồi, ông Klotz. Bây giờ ông có thể ra về. Chúng tôi sẽ có thư báo tin cho ông rõ”.
Klotz hốt hoảng bật người đứng dậy, khúm núm như con chi chi, mồm lắp bắp, chả là hai năm nay anh thất nghiệp, không một đồng dính túi: “Vâng, xin đa tạ lòng tử tế của ông, thưa ông giám đốc! Kính chào ông ạ! Kính chào ông ạ!”. Rồi Klotz bước ra.
Anh đã ra tới ngoài đường, thầm nghĩ: Thế là ta đã không báo thù! Ta đã không báo thù! Ta đã không bước lên xác hắn. Không có báo thù. Báo thù chỉ có trong giấc mộng của kẻ bị chà đạp nhằm tự an ủi mình. Trong đời không có báo thù! Bởi vì kẻ bị chà đạp sẽ bị chà đạp thêm lần nữa! Còn kẻ chết sẽ bị chết thêm lần nữa.
Klotz ngồi xuống một băng đá, cây cối xung quanh anh ta xanh xanh và vô hồn vô cảm như những khách bộ hành qua lại. Anh ta nhìn lên bàn tay trái, tận gốc hai ngón tay bị mất. Anh cắn lấy bàn tay và khóc rưng rức.
Vào ngày sau, anh nhận được một lá thư ngắn gọn: “Rất tiếc, chỗ làm đã có người”. Ký tên: Giám đốc Panter.
Chiều đó, Klotz đến văn phòng công ty và nhận lại hồ sơ. Meier vội vàng ấn một cái gì đó vào tay Klotz và nói hơi tiêng tiếc: “Thực đáng tiếc! Mình thực sự lấy làm tiếc về vụ này”.
“Nhưng tại sao?” – Klotz hỏi đầy xúc động. Anh ta đã quên tất cả: biển, báo thù, cái chết và giấc mơ. Anh chỉ biết rằng hai năm nay anh đã thất nghiệp. Anh lắp bắp: “Nhưng tại sao?”.
Meier ghé mình sát vào Klotz và khẽ nói bên tai với vẻ mặt trọng đại: “Ừ, chính mình cũng không hiểu tại sao nữa, có điều ông giám đốc bảo rằng các bằng cấp của cậu đều tốt cả, nhưng ông ấy có ấn tượng là tác phong của cậu trông hèn hèn thảm hại làm sao ấy!”.
Klotz đột nhiên cười phá lên: “Ồ! Chẳng phải là tớ có ác cảm với bản thân lão ta sao?”. Thế là anh ta cầm lấy hồ sơ, chỉ cảm ơn Meier một tiếng rồi bước đi.
Meier đứng trông theo hồi lâu, và lắc đầu: Cái thằng Klotz này thật sự khó mà thông cảm được. Dầu sao nó cũng là bạn học của mình! Thế rồi Meier đi vào văn phòng giám đốc.
Hermann Kesten
Những con đường này chẳng có gì nguy hiểm. Tâm hồn anh nặng trĩu, anh đi và thầm nghĩ. Núi non trông rõ hơn, bầu trời xanh xanh như vừa mới được lọc xong. “Thời tiết sao mà tồi tệ thế, còn tâm hồn ta sao quá nặng nề thế!” và anh tiếp tục leo cao hơn. Anh ta 33 tuổi, bàn tay trái thiếu mất hai ngón và tên anh là Karl Klotz.:angry:
Qua một khúc ngoặt, anh bỗng nghe thấy một tiếng kêu rên, nghe rờn rợn như tiếng của một con ó hay một con kên kên đang hấp hối ở gần đâu đây.:choler: Anh kinh hãi đứng lại và nghe ngóng. Xung quanh im vắng như cõi tha ma, một sự tĩnh mịch nặng nề bao trùm không gian. Đột nhiên, tiếng rên rỉ ma quái ấy lại vang lên, rất gần, hình như trước mặt anh ta vậy.
Anh lao về phía trước chừng vài mét bọc quanh một chỗ ngoặt của con dốc dựng đứng để qua bên trái. Sương mù làm cảnh vật sáng lờ mờ. Anh ta nghe tiếng rên, ngay phía trước mặt. Một người đang ở dưới chân anh hai mét, bị mắc vào lùm cây, hai tay hắn bấu chặt vào nhánh cây cho khỏi bị rớt xuống vực sâu thăm thẳm phía dưới. Khuôn mặt hắn bị khuất, anh chỉ trông thấy cái gáy của hắn mà thôi. Sương mù che kín cái miệng vực đen ngòm và khủng khiếp bên dưới. Hắn lại ngoác miệng rên rỉ, những tiếng rên rợn người.
Klotz cúi mình xuống miệng vực. Một người đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Phải cứu hắn thôi! Mỗi người phải có bổn phận cứu giúp người khác. Klotz cúi mình xuống miệng vực, bối rối và thất vọng vì không biết phải làm thế nào cứu được người bị ngã ấy khỏi rơi vào cái khoảng không khủng khiếp bên dưới. Anh hét vọng xuống: “Ông ơi, ông! Làm thế nào bây giờ?”.
Hắn im lặng ngước mặt lên nhìn Klotz. Họ nhìn nhau chằm chằm. Một tia chớp dường như lóe lên trong đầu Klotz, anh chợt nhớ đến một kẻ tội lỗi. Anh gào to: “Anh tên gì?”.
Gã bên dưới nghĩ, chắc cái gã ở trên miệng vực điên rồi. Tên mình là gì thì có quan hệ quái gì trong lúc này. Tên hắn là Panter, nhưng biết tên để làm quái gì? Hắn gào to vọng lên trên, giọng nói vang lên như giọng của thần linh đang nổi giận: “Anh ơi! Cứu tôi! Kéo tôi lên bên trên đi! Lấy một cành cây hay cái thắt lưng của anh thòng xuống cho tôi nắm! Cứu tôi với!”.
Klotz gào lên: “Anh tên gì? Trước tiên tôi phải biết tên anh là gì đã”.
Gã bên dưới thầm nghĩ: “Quả là một thằng điên, một con quỷ.” Gã hét lên: “Panter, tên tôi là Theodor Panter! Cứu tôi với! Tôi giàu mà. Tôi có tiền, người ta phải cứu tôi. Tôi là người thượng lưu!”.
Klotz cười phá lên và hét vọng xuống: “Đúng vậy! Mày là kẻ thượng lưu, còn tao là kẻ hạ lưu. Mày không còn nhớ gì sao? Chắc mày không biết tên tao đâu. Nhưng tao biết tên mày. Mày giàu lắm, người ta luôn biết tên những người giàu có. Chắc mày còn nhớ cách đây ba năm, khi chuyến tàu bị đắm ở biển Atlantic, mày đi tàu và ở cabin hạng nhất, còn tao thì cabin hạng ba. Khi con tàu chìm dần, hành khách nhốn nháo gào thét, gió cũng gào thét, biển xanh và trắng trong dông bão. Thuyền trưởng ra lệnh, trước tiên là đàn bà và trẻ con xuống xuồng cấp cứu. Sau đó là hành khách ở cabin hạng nhất, rồi hành khách ở cabin hạng nhì. Thế rồi các xuồng cấp cứu đều chật ních! Còn bọn đi vé hạng ba như chúng tao thì sao?
Đành phải mang phao và bơi giữa biển. Tao cũng lãnh một cái phao. Tao nhảy xuống biển và bơi, suýt bị chìm, tao bấu lấy mạn xuồng cấp cứu của chúng mày. Xuồng đã chật ních người, giữa biển cả mênh mông, giữa thần chết của biển. Chính mày hét lên: “Ê, lại một thằng nữa!”. Tao bấu bàn tay trái vào mạn xuồng, mồm nuốt đầy nước biển. Một thủy thủ bảo: “Để cho hắn leo lên đi”. Còn mày thì gào lên: “Xuồng đã đầy rồi”. Đồng thời mày lấy toàn bộ sức lực phang mái chèo vào bàn tay trái của tao. Thế là tao buông tay, đau đớn và tuyệt vọng, coi như đã đi đứt trăm phần trăm. Nhưng một chiếc tàu cứu hộ chạy đến, và tao sống, sống ngoài ý muốn của mày.”
Panter van vỉ: “Ông ơi, cứu tôi! Tôi mất hết sức lực rồi, cứu tôi với!”.
Bấy giờ Klotz thòng hai chân xuống vực, tay bấu víu lấy gốc cây bên miệng vực. Anh ta đạp gót giày đinh lên bàn tay của cái gã Panter bên dưới, đôi bàn tay gã đang níu kéo cành cây như níu kéo sự sống. Cành cây gãy, rơi vào khoảng không hun hút bên dưới, kèm với tiếng kêu thét kinh hoàng chấn động cả vùng núi tĩnh mịch. Và Karl Klotz bừng tỉnh dậy.
Klotz đang nằm trên trường kỷ trong căn phòng tươm tất của hắn tại Berlin. Chẳng phải đồi núi gì sất. Căn phòng hắn nhạt nhòa trong ánh hoàng hôn của chiều đông lạnh. Karl Klotz bừng tỉnh dậy mà tim vẫn còn đập thình thịch. Anh bước đến gần cửa sổ, miễn cưỡng nhìn lên bàn tay trái: hai ngón tay bị mất.
Anh ta nghĩ: Mình là thằng vất đi rồi. Không thể nào mà quên được chuyện này. Thật kinh khủng, sao cái gã trong giấc mơ lại ác độc đến vậy! Còn cái gã đi vé hạng nhất ấy – cái lão Theodor Panter – đâu phải là thằng ma cà bông mà là chủ nhà băng hoặc nhà sản xuất. Giá mà hắn đừng có đập nát tay mình, nhưng mà hắn đã cố ý đập. Thật là quá đáng. Báo thù chăng? Liệu báo thù có làm mình tiêu tan những đau đớn phải gánh chịu trong thời gian qua? Tuy nhiên, nay mai mà mình thấy hắn ở đâu, trên đường phố hay trong nhà băng, quán cà phê, xe lửa, hay văn phòng chẳng hạn, mình sẽ không giết hắn đâu. Mình chỉ tóm áo hắn, phun nước bọt vào mặt hắn, rồi nện một lượt hai tay vào mặt hắn để hắn phải mang vết bầm dập trong ba ngày.
Karl Klotz, 33 tuổi, hai ngón tay trái bị cụt, hiện là một nhân viên kế toán thất nghiệp. Anh ta vào một quán cà phê. Ngồi trầm ngâm hai tiếng đồng hồ bên tách cà phê, nghe tiếng nhạc thánh thót mà lòng sao vẫn nặng nề.
Anh biết rằng anh không còn tiền nữa, không còn quan hệ với ai, không còn cơ hội tìm một chỗ làm mới. Cuộc đời anh thực ảm đạm không lối thoát. Anh đứng dậy và rời khỏi quán cà phê, bỗng có tiếng gọi sau lưng. Đấy là Meier, một bạn học cũ. Hầu như trong danh sách học sinh của bất kỳ lớp nào cũng có tên Meier, viết na ná nhau như Maier, Mayer hoặc Meyer. Anh ta là người trầm lặng, không có gì nổi bật, sau này ra đời làm nghề thu thuế hay kế toán thương mại gì đó.
Meier là kế toán trưởng của một công ty kỹ nghệ. Được biết Klotz đang thất nghiệp, anh bảo Klotz ngày kia hãy đến gặp ông giám đốc. Công ty của anh đang cần tìm thêm một nhân viên kế toán có kinh nghiệm và năng nổ. Còn ngày mai thì đem đơn xin việc và giấy tờ đính kèm đến văn phòng của Meier. Anh ta sẽ nói giúp, chả là anh có quan hệ tốt với giám đốc mà.
Klotz vâng lời. Hôm sau anh cạo râu, hớt tóc cẩn thận, ăn mặc tươm tất đến công ty. Meier đón tiếp niềm nở, và ghé tai nói nhỏ, sự việc hệ trọng đấy, ráng mà tạo ấn tượng tốt khi lần đầu gặp giám đốc Panter. Đồng thời Meier bảo cô thư ký vào gặp giám đốc và báo rằng có ông Klotz đến.
Klotz nhợt nhạt, lắp bắp hỏi: “Có phải giám đốc tên là Theodor Panter?” Meier khẽ nói: “Tất nhiên rồi. Ráng mà tranh thủ cơ hội nghe. Công việc có mòi tốt đấy”.
Nhưng rồi người ta cũng dẫn Klotz vào phòng của giám đốc. Một ông đang ngồi bên bàn giấy và lúi húi đọc. Ông ta ngước lên nhìn. Quả đúng là Theodor Panter rồi. Đích thị là hắn. Panter đang là giám đốc công ty cổ phần hữu hạn này! Hắn nói: “Mời ông ngồi, à không, ngồi đằng kia ạ. Ông đã làm việc trong một ngân hàng lớn nào chưa? Công việc ở đó là gì?”.
Klotz trả lời lí nhí, không phải trả lời cho câu hỏi của giám đốc, cũng không trả lời cho riêng mình. Anh ta ngồi đó, trên chiếc ghế bọc da trong căn phòng lịch sự của công ty đồ sộ này, và suy nghĩ lung tung trong đầu. Cái tên sát nhân. Nó đang ngồi trước mặt mình. Mình phải nói năng với nó thế nào đây. Mình phải lắng nghe nó nói, hẳn rồi, thưa ông giám đốc, ông nghĩ sao ạ, vâng hoàn toàn đúng theo ý ông thôi ạ… Chẳng có thằng nào rơi xuống vực trong sương mù cả. Mà nó ngồi đấy, béo tốt, tròn quay, thỏa mãn, một kẻ thành công! Hắn ngồi đó, giàu có và sung sướng như ông vua vậy. Còn mình ngồi trước mặt lão, nghèo đói và thất nghiệp. Một tên sát nhân ngồi trước mặt mình, hay chỉ đơn thuần là giám đốc mà thôi?:zoo_fox_2
Mình phải đứng dậy, Klotz thầm nghĩ, và nhổ nước bọt vào mặt hắn. Mình phải thộp cổ áo hắn, nhưng không giết hắn, mà nện cả hai tay vào mặt hắn để hắn mang dấu vết cú nện này suốt ba ngày.
Klotz ngồi đấy và lắp bắp: “Hẳn rồi, thưa ông giám đốc! Ông cứ ra lệnh đi ạ! Vâng, lẽ đương nhiên là thế, thưa ông, hoàn toàn tùy theo ý kiến của ông thôi ạ!”. Klotz ngồi đấy, con tim đã chết.
Lão giám đốc nói với Klotz lần thứ hai, giọng lão khô khan: “Thôi, được rồi, ông Klotz. Bây giờ ông có thể ra về. Chúng tôi sẽ có thư báo tin cho ông rõ”.
Klotz hốt hoảng bật người đứng dậy, khúm núm như con chi chi, mồm lắp bắp, chả là hai năm nay anh thất nghiệp, không một đồng dính túi: “Vâng, xin đa tạ lòng tử tế của ông, thưa ông giám đốc! Kính chào ông ạ! Kính chào ông ạ!”. Rồi Klotz bước ra.
Anh đã ra tới ngoài đường, thầm nghĩ: Thế là ta đã không báo thù! Ta đã không báo thù! Ta đã không bước lên xác hắn. Không có báo thù. Báo thù chỉ có trong giấc mộng của kẻ bị chà đạp nhằm tự an ủi mình. Trong đời không có báo thù! Bởi vì kẻ bị chà đạp sẽ bị chà đạp thêm lần nữa! Còn kẻ chết sẽ bị chết thêm lần nữa.
Klotz ngồi xuống một băng đá, cây cối xung quanh anh ta xanh xanh và vô hồn vô cảm như những khách bộ hành qua lại. Anh ta nhìn lên bàn tay trái, tận gốc hai ngón tay bị mất. Anh cắn lấy bàn tay và khóc rưng rức.
Vào ngày sau, anh nhận được một lá thư ngắn gọn: “Rất tiếc, chỗ làm đã có người”. Ký tên: Giám đốc Panter.
Chiều đó, Klotz đến văn phòng công ty và nhận lại hồ sơ. Meier vội vàng ấn một cái gì đó vào tay Klotz và nói hơi tiêng tiếc: “Thực đáng tiếc! Mình thực sự lấy làm tiếc về vụ này”.
“Nhưng tại sao?” – Klotz hỏi đầy xúc động. Anh ta đã quên tất cả: biển, báo thù, cái chết và giấc mơ. Anh chỉ biết rằng hai năm nay anh đã thất nghiệp. Anh lắp bắp: “Nhưng tại sao?”.
Meier ghé mình sát vào Klotz và khẽ nói bên tai với vẻ mặt trọng đại: “Ừ, chính mình cũng không hiểu tại sao nữa, có điều ông giám đốc bảo rằng các bằng cấp của cậu đều tốt cả, nhưng ông ấy có ấn tượng là tác phong của cậu trông hèn hèn thảm hại làm sao ấy!”.
Klotz đột nhiên cười phá lên: “Ồ! Chẳng phải là tớ có ác cảm với bản thân lão ta sao?”. Thế là anh ta cầm lấy hồ sơ, chỉ cảm ơn Meier một tiếng rồi bước đi.
Meier đứng trông theo hồi lâu, và lắc đầu: Cái thằng Klotz này thật sự khó mà thông cảm được. Dầu sao nó cũng là bạn học của mình! Thế rồi Meier đi vào văn phòng giám đốc.
Hermann Kesten